Full Range of whole plant woodworking machines
May che bien go
  • May che bien go
  • May che bien go
  • May che bien go
  • May che bien go
  • May che bien go
  • May che bien go

Kỹ thuật chế biến gỗ cao su

Cây cao su có tên khoa hoạc là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiacea. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng,vv...

1.Giới thiệu chung về cây cao su:

Giá trị kinh tế :
Cây cao su có tên khoa hoạc là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiacea. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng,vv...
Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt tới 36 triệu đồng/tấn. Cây cao su có chu kỳ kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công nghiệp chế biến, giá hiện tại đang xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ thành khí .
Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hoá chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun , lá cao su dùng làm phân bón khi phân huỷ.
Giá trị về môi trường, sinh thái. Cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch.
Đặc điểm sinh thái của cây cao su:
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm, Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp: dưới 200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho cây cao su. Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:Vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500–600m.
Độ dốc: Câycao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức,… Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 -2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0- 30cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30 - 40%. Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20–25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.
Khí hậu Nhiệt độ:
Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30oC và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-280C (Nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ – 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-280C.

Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800- 2500mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100 – 150ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công ngiệp khác như: tiêu, cà phê,… Tuy nhiên cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong vườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30- 40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăng trưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa.

2. Định hướng phát triển cây cao su hiện nay:
Hiện tượng cây cao su được mệnh danh “ dòng sữa vàng mới lên ngôi" trong vài năm gần đây nên đã khiến nhiều người dân và các Công ty lâm nghiệp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc bắt đầu phá rừng (trên đất lâm nghiệp được chuyển đổi sau rà soát ) và chặt cây (trên đất sản xuất) để chuyển đổi hướng trồng cao su. Cụ thể nhiều tỉnh đã đưa cao su vào cơ cấu cây trồng chủ lực của mình với hy vọng sẽ kích cầu nền kinh tế. Tuy vậy để cao su có thể là hướng đi mới có hiệu quả như trong kỳ vọng ở khu vực miền núi phí Bắc hiện nay cần phải có bước đi thận trọng ?

Hiện tại và xu thế:
Trong lịch sử phát triển thăng trầm của cây cao su ở nước ta, đây là lần đầu tiên cao su được phát triển một cách rầm rộ ra các tỉnh miền núi phía Bắc.Vấn đề phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc được “quan tâm” khi Viện Nông - Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, có trụ sở chính đóng tại tỉnh Phú Thọ, qua nghiên cứu đã có những thành công bước đầu trong việc trồng thử nghiệm cao su (năng suất mủ bình quân 1,5 tấn/ha/năm), đây chính là cơ sở bước đầu khi đưa cây cao su vào trồng ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên trong thời gian qua đã có nhiều hội thảo được tổ chức với chủ đề trồng cây cao su ngoài Bắc với nhiều ý kiến trái ngược nhau. Cho đến nay vẫn chưa có đầy đủ căn cứ khoa học cũng như mô hình thực tiễn để khẳng định chắc chắn cây cao su sẽ thích nghi hoàn toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng núi phía Bắc. Như vậy, việc phát triển cây cao su theo hướng nhân rộng cần phải được cân nhắc kỹ lữơng trước khi triển khai ồ ạt trồng trên diện rộng.
Trong xu thế phát triển kinh tế nông, lâm hiện nay, việc các tỉnh quan tâm phát triển cây cao su là một điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường vì khi giá trị thực mà cây này mang lại là rất đáng kể (1ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu với giá hiện tại có thể đạt tới 50 triệu đồng/tấn) con số này quy ra tiền có thể là rất ấn tượng trong lâm nghiệp so với trồng một số loại cây khác; tuy nhiên để đạt được năng xuất và giá trị như vậy không phải là điều dễ có được.
Ở nước ta hiện nay Chính phủ đã có những định hướng cho phát triển loài cây này, cụ thể tại Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt " Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về tiếp tục phát triển trồng mới ở nơi có đủ điều kiện về đất đai, khí hậu và cơ sở hạ tầng; văn bản số 310/TB-VPCP, ngày 30/10/2008 Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng- Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, tại hội nghị chuyên đề về phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc; Chỉ thị số 139/CT-BNN-TT ngày 17/5/2007; Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/09/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phát triển và công bố cây cao su là cây đa mục đích. Trên cơ sở đó bước đầu đã có những định hướng mới cho nghiên cứu có thể đầu tư trồng mới cây cao su cho người dân và các doanh nghiệp tai vùng miền núi phía Bắc.
Hiện nay tại các tỉnh Sơn La và Lai Châu, đã có chương trình phát triển cây cao su với diện tích tương đối lớn khoảng trên 7.000ha được trồng mới. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Sơn La từ nay đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 30.000ha cao su, con số này ở Lai Châu là 11.000ha. Những con số này dường như đang mở ra một tương lai sáng cho loại cây “vàng” trên đất Bắc và những con số này có thể sẽ còn nhiều hơn thế nữa trong tương lai. Riêng đối với tỉnh Phú Thọ cũng đã có kế hoạch trồng thử nghiệm trong giai đoạn I: từ năm 2009-2012 là 2000 ha, trong đó năm 2009-2010 đã trồng thử nghiệm được trên 120 ha tại huyện Cẩm khê; giai đoạn II: Từ năm 2010-2020, dự kiến trồng 8.000 ha và liên doanh xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cao su từ năm 2016-2020.
Tuy nhiên điều cần lưu ý mà các tỉnh cần quan tâm và tính đến đó là “tính tình” của cao su để thích nghi trên đất Bắc? Cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, việc trồng, chăm sóc, khai thác đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật nhất định và mang tính sản xuất hàng hoá. Cao su khá “khó tính” trong việc lựa chọn đất, để có năng suất và chất lượng mủ tốt, cây phải được trồng ở những nơi có độ dốc dưới 30 độ, tầng đất canh tác dày hơn 1m, độ cao không quá 700m so với mực nước biển. (nguồn Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La, Lai Châu và Phú Thọ)
Cần thận trọng với quy mô thích hợp?
Thực tế, cây cao su mới đang trồng khảo nghiệm ở các tỉnh miền núi phía Bắc, bước đầu đã có những tín hiệu khả quan, diện tích trồng mới ở một số tỉnh cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có mô hình rừng cao su ở phía Bắc cho kết quả cuối cùng và thu được thành công theo như khuyến cáo, Hiện các cơ quan chuyên môn vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để tìm ra giống cao su thực sự phù hợp. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cũng đã đề xuất việc xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển rừng cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc và xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm chuyển đổi đất trồng rừng sang đất trồng cao su. Có thể khẳng định, đây là hướng đi tốt. Tuy nhiên theo khuyến cáo các tỉnh nên có kế hoạch khảo nghiệm kỹ ở quy mô hợp lý để khẳng định về chất lượng mủ, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của cây cao su trước khi nhân rộng. Nếu chưa được khảo nghiệm kỹ lưỡng, việc trồng cây cao su tự phát hoặc chưa có sự đầu tư đúng mức về kỹ thuật cũng như tổ chức đầu ra cho sản phẩm thì dự án này có thể sẽ phải trả giá.
Để các hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nói chung và Phú Thọ nói riêng trồng thành công cao su mang lại hiệu qủa như mong đợi rất cần sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng hướng của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước vì đặc thù loại cây này sau 6 - 7 năm mới cho thu hoạch mủ, trong thời gian đó, cây cao su phải được chăm sóc rất kỹ lưỡng, vừa khó về kỹ thuật, vừa tốn kém về kinh tế, chưa kể bà con còn quá xa lạ với cây trồng của đất miền Nam này, bên cạnh đó, trình độ dân trí, tập tục canh tác của người dân còn nhiều bất cập khi trồng cao su mang tính hàng hoá. Nếu không tính toán kỹ và có những bước đi đúng sẽ rất dễ xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp trồng rồi bỏ đấy, vì đời sống của đại bộ phận người dân vùng núi còn nhiều khó khăn, chưa có “cái ngắn" là kinh tế ổn định để nuôi “cái dài” là lợi ích sau này.

 

Bạn có thể xem thêmMay che bien go | May danh bong Cheng Kuang | May cua khung go

Customer support service

"Thuong Nguyen always aims to bring the best service to customers. To inform or advise you to contact us:

+ Showroom: Group 3, Phuoc Thai Area, Thai Hoa Ward, Tan Uyen Town, Binh Duong Province

+ Cell: +84 898 781 782

+ Hotline: +84 902 98 58 98

+ Or send to: [email protected] - [email protected]

We are ready to support and advise all customer needs during 12/7. "

After-sales care and after-sales service

+ Technical support phone when the machine in trouble does not slow down the production of customers.

We do not have more than 8 working hours when problems occur (Binh Duong, Ho Chi Minh City, Long An, Dong Nai, Binh Phuoc and neighboring provinces ..)

+ Consulting enthusiasm, reasonable price, export machine line suitable production scale and product quality of customers.

+ Settlement of complaints and denunciations of customers within 12 working hours.

+ Perform maintenance and regular maintenance every 3 months, pump oil and grease without losing raw materials and raw materials imported from Taiwan.

To serve customers is the honor of Thuong Nguyen woodworking machine company !

1/ Phone number: (+84) 274 3777 558 
2/ Fax(+84) 274 3777 559                                                                
3/
 Business Department :
(+84) 933 703 227 (Ms Quý)

(+84) 931 775 221 (Kinh doanh)

(+84) 902 985 898

4/ Technical :

(+84) 901 550 407 (Mr. Quang)

[email protected]

[email protected]
5/ Email mail
[email protected]
[email protected]

[email protected]

[email protected]

 

For further information, please contact : (+84) 90 298 58 98 - Ms.Trinh (Janny)

                                                     

货物在仓库
SANDING MACHINE CHIA LUNG CIRCLE SHAPER MACHINE FASTENERS MACHINE 單面鉋 DOUBLE END MITER RIP SAW FINGER SHAPER1 單立軸機 多頭纘孔機 多頭作榫機 WOODWORKING TUNGSTEN MACHINE 帶鋸機 仿型立軸機 纘孔機 纘孔機 三面鉋木機 自動四面六軸鉋木機 單面曲物砂光機 高速鉋花機