Để có được 26.200ha cùng 43.000 tấn mủ caosu khai thác mỗi năm từ năm 2020 trở đi, Lâm Đồng dự tính bỏ ra gần 3.100 tỉ đồng. Điều đáng nói, cùng với khuyến khích các cơ quan chủ rừng tự trồng caosu và người dân có khả năng tự bỏ vốn thì Lâm Đồng còn khuyến khích các DN tư nhân liên kết với đơn vị chủ rừng để trồng hoặc bỏ 100% vốn ra tự trồng.
Tự ý chuyển đổi cây trồng
Về trình tự và thủ tục đầu tư của 43 dự án trồng caosu tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Bảo Lâm, vấn đề nổi lên là hiện có đến 6 dự án chưa chấp hành việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vấn đề đáng quan tâm là nhiều DN tự chuyển diện tích được cấp sang trồng cây cao su.
Theo thiết kế được UBND tỉnh phê duyệt thì quy hoạch còn trồng các cây trồng khác như cây tầm vông, trồng rừng kinh tế... Ví dụ, Cty cổ phần caosu Bảo Lâm tự ý trồng 250ha caosu trong tổng diện tích hơn 461ha được cấp cho mục đích trồng rừng kinh tế; Cty Tầm Vông tự ý trồng 30ha caosu trên diện tích gần 292ha cấp để trồng cây tầm vông...
Một trong những điều khiến cho không ít người... ngạc nhiên là mặc dù đã thuê đất từ khá lâu, cây caosu được trồng đã xanh tốt, nhưng đến nay (giữa tháng 3.2013) vẫn còn 15 DN trong tổng số 43 DN nói trên chưa chấp hành quy định về ký hợp đồng thuê rừng với các chủ rừng với tổng diện tích lên đến 2.553ha.
Xác định trữ lượng, nhóm gỗ còn... sơ hở
Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh, đối với các dự án trồng caosu của DN ngoài nhà nước, qua thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện khối lượng gỗ khai thác tận thu trong thực tế lớn hơn cả ngàn mét khối so với thiết kế. Cụ thể, 10/15 đơn vị DN ở huyện Đạ Tẻh khai thác trong thực tế vượt quá thiết kế 1.269m3; trong đó có 370m3 gỗ nhóm 2. Tại Bảo Lâm, 2 DN khai thác số lượng gỗ lớn hơn thiết kế 1.834m3. Tại Đạ Huoai, trong 14 DN ngoài nhà nước thì có đến 6 đơn vị khai thác gỗ nhóm 2 được nghiệm thu là 136m3, 4 đơn vị khai thác gỗ nhóm 3 gần 55m3 và 4 DN khai thác hơn 130m3 gỗ nhóm 4 được nghiệm thu, nhưng trong hồ sơ thiết kế lại không thể hiện.
Cùng với xác định sai khối lượng, trong thực tế còn xảy ra tình trạng “đánh” gỗ thuộc nhóm có giá trị (nhóm 2, nhóm 3) xuống các nhóm ít giá trị (nhóm 5, nhóm 7). Tại huyện Bảo Lâm, có 2 đơn vị không những khai thác thực tế lớn hơn so với thiết kế gần 2.000m3 gỗ, mà còn được “ưu ái” xác định gỗ từ nhóm 3 đến nhóm 6 vào trong hồ sơ thiết kế là nhóm 7; và đến khi hồ sơ nghiệm thu thì “bị” nâng lên thành nhóm 6. Cũng tại huyện Bảo Lâm, có 4 đơn vị khai thác gỗ nhóm 2 không đúng hồ sơ (dổi, sao, kiền kiền) với 571m3; trong đó, Cty cổ phần caosu Bảo Lâm chiếm 306m3, số còn lại thuộc về các đơn vị Cty TNHH Đại Đại Tiến (192m3), Cty TNHH Mạnh Tuấn (64m3) và Cty TNHH Minh Ngọc (9,2m3).
Tại huyện Bảo Lâm có 4 DN ngoài nhà nước nhận rừng trồng caosu đã khai thác gỗ tận thu ra ngoài phạm vi cho phép hơn 11ha rừng và khối lượng gỗ vi phạm lên đến 1.472m3. Riêng Cty cổ phần caosu Bảo Lâm khai thác vượt ngoài phạm vi cho phép hơn 113m3. Nghiêm trọng hơn, Cty TNHH Việt Tài (hợp đồng bán cây đứng cho Cty TNHH Thành Chí) khai thác trái phép vào diện tích được giao để quản lý bảo vệ đến 4,5ha và khối lượng gỗ bị thiệt hại lên đến 903m3.
Thượng Nguyên chuyên cung cấp: May che bien go | May ghep hinh huan hung | May dua phoi tu dong chia chung