Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thuộc 2 mã hàng hóa HS 94 (các mặt hàng đồ gỗ) và mã HS 44 (các sản phẩm gỗ) sang Hàn Quốc. Hiện Hàn Quốc là thị trường quan trọng thứ năm của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU) cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Nếu chỉ tính riêng các mặt hàng đồ gỗ (HS 94) thì Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU). Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đạt 495,6 triệu USD, tăng 14,4 triệu USD so với năm 2014 (481 triệu USD). Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc đạt 376,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015 (320 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường quan trọng này trong giai đoạn 2013-2016 đạt con số ấn tượng, bình quân khoảng 27%/năm.
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc bao gồm dăm gỗ (cả dăm gỗ cho nguyên liệu giấy và viên nén gỗ làm nhiên liệu), gỗ dán, ghế các loại, đồ gỗ ngoài trời, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất nhà bếp. Năm 2015, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 199 triệu USD về kim ngạch, giảm 5% so với con số 209 triệu USD của năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng bình quân 27%/năm trong giai đoạn 2013-2016, đạt 100,3 triệu USD năm 2015. Tương tự, gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân khoảng 22%/năm trong 4 năm qua.
Các sản phẩm gỗ và đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc thường được làm từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước như keo, cao su, bạch đàn, điều, nhãn, mít, tràm bông vàng và cả tràm cừ… và từ nguồn gỗ nhập khẩu như sồi, thông, tần bì, dẻ gai, bạch đàn, teak, dầu, sọ khỉ, óc chó, thích, anh đào, dương, trăn… Một vấn đề đáng lưu tâm là có khá nhiều sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc hiện vẫn chưa được khai báo về chủng loại gỗ.
Trong thời gian tới khi Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA FLEGT được ký kết giữa Việt Nam và EU, việc thực hiện cấp phép FLEGT chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hàn Quốc, nhất là những cơ hội lớn được mang lại từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Thông tin có liên quan những vấn đề vướng mắc có khả năng diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả trách nhiệm giải trình là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp sớm thích ứng với những thay đổi của thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ, sản phẩm gỗ trong các sản phẩm xuất khẩu, giữ được tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu các mặt hàng này như hiện nay.
Xu hướng thương mại hiện nay cho thấy quan hệ thương mại mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong tương lai nhờ chiều sâu kết nối trên nhiều mặt từ chính trị - ngoại giao đến đầu tư, thương mại giữa 2 quốc gia nói riêng và hội nhập thị trường nói chung. Mặc dù thị trường tiếp tục có tiềm năng được mở rộng, rủi ro của thị trường, bao gồm cả rủi ro có liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu đang tiềm ẩn. Đối với thị trường Hàn Quốc, có thể những rủi ro này không lớn như các rủi ro từ các thị trường như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản – các quốc gia đã và đang áp dụng những quy định pháp lý khắc khe về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ tiêu thụ tại đây. Tuy nhiên, hiện Chính phủ Hàn Quốc đang nghiên cứu và có nhiều khả năng trong tương lai không xa sẽ áp dụng các chính sách chặt chẽ hơn có liên quan đến tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ tiêu thụ tại thị trường này. Để đáp ứng với các quy định này trong tương lai, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần đẩy mạnh trách nhiệm giải trình. Việc loại bỏ các nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loài gỗ có độ rủi ro cao trong các sản phẩm xuất khẩu nên được coi là trọng tâm trong chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu tại Hàn Quốc trong tương lai.
(Nguồn : Tạp chí Gỗ Việt)
Việt Nam xuất khẩu nhiều mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thuộc 2 mã hàng hóa HS 94 (các mặt hàng đồ gỗ) và mã HS 44 (các sản phẩm gỗ) sang Hàn Quốc. Hiện Hàn Quốc là thị trường quan trọng thứ năm của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU) cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Nếu chỉ tính riêng các mặt hàng đồ gỗ (HS 94) thì Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 4 (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU). Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này đạt 495,6 triệu USD, tăng 14,4 triệu USD so với năm 2014 (481 triệu USD). Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào Hàn Quốc đạt 376,2 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2015 (320 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường quan trọng này trong giai đoạn 2013-2016 đạt con số ấn tượng, bình quân khoảng 27%/năm.
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc bao gồm dăm gỗ (cả dăm gỗ cho nguyên liệu giấy và viên nén gỗ làm nhiên liệu), gỗ dán, ghế các loại, đồ gỗ ngoài trời, đồ nội thất phòng ngủ và đồ nội thất nhà bếp. Năm 2015, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 199 triệu USD về kim ngạch, giảm 5% so với con số 209 triệu USD của năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng bình quân 27%/năm trong giai đoạn 2013-2016, đạt 100,3 triệu USD năm 2015. Tương tự, gỗ dán xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân khoảng 22%/năm trong 4 năm qua.
Các sản phẩm gỗ và đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc thường được làm từ nguồn gỗ rừng trồng trong nước như keo, cao su, bạch đàn, điều, nhãn, mít, tràm bông vàng và cả tràm cừ… và từ nguồn gỗ nhập khẩu như sồi, thông, tần bì, dẻ gai, bạch đàn, teak, dầu, sọ khỉ, óc chó, thích, anh đào, dương, trăn… Một vấn đề đáng lưu tâm là có khá nhiều sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc hiện vẫn chưa được khai báo về chủng loại gỗ.
Trong thời gian tới khi Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA FLEGT được ký kết giữa Việt Nam và EU, việc thực hiện cấp phép FLEGT chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hàn Quốc, nhất là những cơ hội lớn được mang lại từ các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới. Thông tin có liên quan những vấn đề vướng mắc có khả năng diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả trách nhiệm giải trình là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp sớm thích ứng với những thay đổi của thị trường xuất khẩu, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ, sản phẩm gỗ trong các sản phẩm xuất khẩu, giữ được tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu các mặt hàng này như hiện nay.
Xu hướng thương mại hiện nay cho thấy quan hệ thương mại mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam – Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong tương lai nhờ chiều sâu kết nối trên nhiều mặt từ chính trị - ngoại giao đến đầu tư, thương mại giữa 2 quốc gia nói riêng và hội nhập thị trường nói chung. Mặc dù thị trường tiếp tục có tiềm năng được mở rộng, rủi ro của thị trường, bao gồm cả rủi ro có liên quan đến tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu đang tiềm ẩn. Đối với thị trường Hàn Quốc, có thể những rủi ro này không lớn như các rủi ro từ các thị trường như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản – các quốc gia đã và đang áp dụng những quy định pháp lý khắc khe về tính hợp pháp của sản phẩm gỗ tiêu thụ tại đây. Tuy nhiên, hiện Chính phủ Hàn Quốc đang nghiên cứu và có nhiều khả năng trong tương lai không xa sẽ áp dụng các chính sách chặt chẽ hơn có liên quan đến tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ tiêu thụ tại thị trường này. Để đáp ứng với các quy định này trong tương lai, các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần đẩy mạnh trách nhiệm giải trình. Việc loại bỏ các nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loài gỗ có độ rủi ro cao trong các sản phẩm xuất khẩu nên được coi là trọng tâm trong chiến lược phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu tại Hàn Quốc trong tương lai.
(Nguồn : Tạp chí Gỗ Việt)